Những Năm Đầu Của Công Cuộc Thử Nghiệm Độ Bền Vật Liệu – Thế Kỷ 19
-Sự phát triển của công cuộc thử nghiệm độ bền vật liệu ban đầu được thúc đẩy nhờ vào quá trình phát triển nhanh chóng của ngành đường sắt vào giữa những năm 1830 và 1900.
-Tuy nhiên, sau đó có rất nhiều tai nạn thảm khốc đã xảy ra do các thanh ray và thanh dầm của cầu rất giòn và dễ gãy, điển hình như vụ tai nạn đường sắt Inverythan - London vào ngày 27/11/1882, khi 1 thanh dầm bị sập - gãy đôi làm các toa tàu rơi xuống từ độ cao 39 feet, trong đó có 04 toa hàng hóa và 05 toa chở người, gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản.
-Và một loại vật liệu mới, được người ta tìm thấy và phát triển rất mạnh vào giữa những năm 1880, đó chính là Thép (Steel)
-Vào năm 1858, David Kirkaldy đã mở một phòng thí nghiệm - kiểm tra độ bền vật liệu đầu tiên tại Southwark, London.
Ngày nay, chỉnh phủ Anh đã cho chuyển thành bảo tàng, khi có dịp đến Anh Quốc, bạn có thể vào đây tham quan.
-Phòng thí nghiệm David Kirkaldy đã đóng góp 1 phần công lớn khi tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc trên cây cầu TAY BRIDGE - tại Scotland vào 28/12/1879, trong đó ông phát hiện ra các thanh ray làm bằng thép rèn có độ bền kéo rất thấp.
Chúng được thử nghiệm trên con máy thủy lực kéo nén của David Kirkaldy. và ngày nay nó đã thành viện bảo tàng ở Anh, khách du lịch có thể đến tham quan và chiêm ngưỡng nó.
Sự Phát Triển Của Thế Giới Vào Đầu Những Năm 1895-1910
-Năm 1895, Hiệp hội quốc tế về thử nghiệm độ bền vật liệu (IATM - International Association for Testing of Materials) được thành lập, đây được xem là hiệp hội - tổ chức đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, thử nghiệm về các sức bền của vật liệu như sắt, thép, và các vật liệu khác.
-Vào ngày 16/06/1898 70 hội đồng thành viên của IATM nhóm họp tại ban Philadelphia để bàn về việc làm sao để xuất bản và đưa ra tiêu chuẩn thử nghiệm độ bền vật liệu chung, mà mọi nhà sản xuất khắp nơi trên thế giới đều công nhận, và tổ chức ASTM ( American Society for Testing and Materials) ra đời từ đó. Ngày nay, ASTM là 1 tổ chức tiêu chuẩn Global uy tín trên thế giới, họ đã ban hành hằng trăm ấn bản tiêu chuẩn trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: vật liệu, sinh học, ....
ASTM - Helping our world work better
-Điểm khá thú vị là cũng trong thời điểm này, ngài Tinius Olsen cũng đã quyết định thành lập đơn vị sản xuất các thiết bị để kiểm tra - thử nghiệm đồ bền vật liệu mang tên ông "Tinius Olsen"
Những hình ảnh đầu tiên về xưởng chế tạo thiết bị của nhà máy Tinius Olsen
Không những thế, Tinius Olsen còn đồng hành, đóng góp xây dựng nhiều bộ tiêu chuẩn cho tổ chức ASTM, việc này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên chính trang chủ website của ASTM: https://www.astm.org/standardization-news/?q=business-case/to-a-t-ja16.html
Hoặc bạn có thể tìm thấy qua đoạn video bên dưới, từ Chanel chính thức của ASTM - Giám đốc kỹ thuật của Tinius Olsen - Mr Shawn Byrd, và cũng là cựu thành viên của Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm người viết nên các bộ tiêu chuẩn đóng góp cho Tổ chức ASTM nói về điều này tại ngay Chanel của ASTM :
Đây là 1 điều danh giá cho Tinius Olsen khi được đồng hành cùng tổ chức ASTM cung cấp nhiều tiêu chuẩn, giúp cho công cuộc thử nghiệm độ bền vật liệu ngày 1 hoàn thiện và tiến bộ hơn
Quay lại vào năm 1906, nhà khoa học người Pháp George Augustin Albert Charpy trở thành chủ tịch của IATM về các hoạt động thử nghiệm độ bền va đập,
Từ đây ông đã bắt đầu thai ngén cho phương pháp thử độ bền va đập kim loại mà ngày nay mọi người hay gọi là phương pháp thử Charpy - theo họ của ông.
Vào năm 1922, bộ tiêu chuẩn đầu tiên về thử nghiệm độ bền va đập là ASTM E1, và phải trải qua hơn 10 năm sau, tức năm 1934 tiêu chuẩn ASTM E23 chính thức ra đời và hoàn thiện tiêu chuẩn thử nghiệm độ bền va đập kim loại như ngày nay mà chúng ta đang sử dụng.
ASTM E23 là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi tổ chức global - uy tín ASTM, trong đây nó sẽ quy định việc cắt mẫu ra sao, chuẩn bị mẫu như thế nào, và quá trình testing - thử nghiệm sức bền va đập của vật liệu ra sao.
Độ bền va đập kim loại hay độ bền va đập Charpy là phép thử biến dạng nhanh, được chuẩn hóa giúp bạn xác định được năng lượng hấp thụ bởi vật liệu trong quá trình gãy vỡ. Năng lượng hấp thụ này nó sẽ giúp bạn đánh giá được độ bền, độ dai của vật liệu, và ngày nay nó được áp dụng rất nhiều trong các phòng LAB, QAQC toàn cầu.
Và để hình thành nên bộ tiêu chuẩn ASTM E23, quy định về cách thử nghiệm, chúng ta phải mất gần hàng trăm năm, thiệt hại rất nhiều về người và của để có được phương pháp thử nghiệm như hôm nay.
Và khoa học luôn là 1 chặng đường dài để chinh phục, cám ơn cả nhà đã theo dõi bài viết