Máy Kiểm Tra Độ Bền Cao Su
Máy kiểm tra độ bền đa năng
Máy Kiểm Tra Độ Bền Kéo Cao Su ASTM D412/ Độ bền xé ASTM D642
Cao su được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống và sản xuất, việc kiểm tra độ bền, trong đó có độ bền kéo đứt của sp là việc vô cùng quan trọng.
Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn 02 phương pháp cơ bản test cơ lý cho cao su, gồm
A-ĐỘ BỀN KÉO – TENSILE STRENGTH - ASTM D412.
Phương pháp đo độ bền kéo dùng để xác định tính chất cơ lý của mẫu cao su đã lưu hóa và vật liệu có tính đàn hồi. Các tính chất cơ lý thông dụng là Module 100%, Module 300%, độ kháng đứt, độ biến dạng đứt, độ kháng xé, độ chịu nén….
Việc kiểm tra cơ tính mẫu sẽ bắt đầu từ việc chuẩn bị mẫu và kiểm tra mẫu. Phương pháp đo cơ tính mẫu dựa trên sự thống nhất của mẫu tiêu biểu. Phương pháp đo độ bền kéo của mẫu được thiết lập sau khi mẫu ban đầu không chịu ứng suất được kéo giãn đến một giới hạn nhất định và bắt đầu xuất hiện vết nứt. Việc kiểm tra độ bền kéo mẫu chỉ là một phần trong việc kiểm tra cơ tính mẫu, chỉ với độ bền kéo không thể nói lên toàn bộ tính chất của sản phẩm.
Độ bền kéo phụ thuộc vào những yếu tố sau: vật liệu kiểm tra, điều kiện kiểm tra như: nhiệt độ, tốc độ kéo, độ ầm, điều kiện mẫu trước kiểm tra,….Do đó cơ tính của vật liệu chỉ nên được so sánh trong cùng điều kiện kiểm tra. Nhiệt độ và tốc độ kéo ảnh hưởng quan trọng đến độ bền kéo, nên phải được kiểm soát trong quá trình kiểm tra.
B-ĐỘ BỀN XÉ – TEAR STRENGTH - ASTM D624
Phương pháp đo độ bền xé dùng để xác định tính chất cơ lý của mẫu cao su đã lưu hóa và vật liệu có tính đàn hồi. Đặc tính xé của cao su là một quá trình bắt đầu từ một điểm rách nhỏ và phát triển liên tục tại vị trí tập trung ứng suất cao nhất, nguyên nhân là do sự xuất hiện của vết cắt, biến dạng, hoặc tại vị trí biến dạng.
Độ bền xé được đo trên mẫu kiểm tra mà không có vết nứt nào tại vị trí giao nhau của mẫu ban đầu cho đến khi mẫu bị xé rách hoàn toàn.Phương pháp này dùng để xác định lực trên mỗi đơn vị bề dày.
Độ bền xé bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: ứng suất được gây ra bởi tính bất đẳng hướng, sự phân bố ứng suất, tốc độ biến dạng và kích thước mẫu. Ý nghĩa của việc xác định độ bền xé được xem xét như là một đặc tính cơ bản của vật liệu cao su.
Cấu hình tổng quan của máy kiểm tra độ bền kéo cao su ASTM D412/ Độ bền xé ASTM D642
Ứng dụng: Máy kiểm tra vạn năng với khả năng tạo tải kéo và nén lên đến 10kN. (± 5kN).
Tiêu chuẩn: - Thiết bị đạt và vượt trội các tiêu chuẩn quốc tế ASTM E4 - E83, ISO 7500-1, ISO 9513 và EN 10002-2, 10002-4.
Mô tả: -Thiết kế vững chắc, thẩm mỹ đẹp, hiện đại với các vật liệu và linh kiện chất lượng cao. Đảo bảo hiệu suất cao, dễ sử dụng và độ bền lâu dài.
Kết cấu chung:
- - Kết cấu kiểu máy để bàn, một cột trụ, một vùng kiểm tra.
- Cột trụ: Vật liệu nhôm đùn. Anod hóa, màu nguyên bản.
- - Đầu trượt: Vật liệu thép nhẹ nguyên khối, sơn lót, sơn phủ bột. màu xanh TO.
- - Bệ máy: Vật liệu thép nhẹ, sơn lót, sơn phủ bột, màu xám.
- - Nắp mặt bệ máy: Nhựa ABS. Màu đen
- Hệ thống truyền động: Truyền động trục vít và động cơ servo DC.
- Tích hợp Hệ thống chống quá tải, giới hạn hành trình, nút dừng khẩn cấp.
- Tích hợp thước đo tham khảo dọc cột trụ.
- Tích hợp 4 rãnh chữ T để lắp đặt phụ kiện dọc cột trụ.
Thông số kỹ thuật:
- Khả năng tạo tải kéo và nén lên đến 10kN.
(± 5kN).
- Hành trình đầu trượt lớn nhất: 1090 mm
- Độ sâu hữu dụng (Throat Depth): 506 mm.
- Vận tốc làm việc với lực tải dưới 5kN:
từ 0.001 tới 1000 mm/phút
- Độ chính xác dịch chuyển: ± 0.005% mm.
- Độ phân giải dịch chuyển: 0.1µm
- Kích thước máy: 1625x729x506 mm.
- Trọng lượng: 130 Kg
Mọi chi tiết cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật xin quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất:
Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Mobile 2: 0972.36.39.17
Email: thile@testing-material.com
Gmail: kevintst99@gmail.com
Website: http://testing-material.com/
Blog: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com