Hướng Dẫn Lắp Đặt Máy Đo Độ Bền Va Đập Kim Loại IT406 Tinius Olsen
Máy đo độ va đập
Xác định Độ Bền Va Đập Trong Kim Loại
P Kim loại được ứng dụng khá nhiều trong đời sống, và hệ thống xây dựng, công nghiệp nhà máy, 01 trong các tiêu chuẩn xác định, đánh giá chất lượng của sản phẩm kim loại là Độ bền va đập.
P Độ Bền Va Đập Kim loại: nói theo thuật ngữ khoa học thì nó là khả năng chịu đựng được 1 lực đột ngột tác động vào kim loại, từ đó xác định lực làm vật/sản phẩm bị phá hủy, bị nứt, gãy
P Hình ảnh mô phỏng bên dưới cho các bạn có thể hình dung sơ bộ việc 1 ngoại lực tác động đột ngột lên thanh kim loại, gây ra biến dạng, nứt và từ đó chúng ta xác định được sức bền, sức chịu va đập của kim loại cần thiết trong thực tế.
Máy Đo Độ Bền Va Đập Kim Loại IT406 Tinius Olsen USA
P Tinius Olsen là hãng đầu tiên trên thế giới, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm về kiểm tra độ bền vật liệu. Nếu như bạn là kỹ sư QA/QC chắc hẳn bạn sẽ biết tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ASTM, và nơi đây đã có rất nhiều bài vinh danh và đăng về chúng tôi, Tinius Olsen, link: https://www.astm.org/standardization-news/?q=business-case/to-a-t-ja16.html
P Tinius Olsen tự hào giới thiệu đến các bạn dòng sản phẩm dùng để kiểm tra độ bền va đập của kim loại IT406, chi tiết về tính năng kỹ thuật cấu hình, mình đã có đăng tải chi tiết tại bài viết, link:http://testing-material.com/may-do-va-dap-kim-loai.html ; trong bài viết này, mình chỉ muốn nói về quy trình chuẩn bị và các thao tác khi tiến hành va đập mẫu kim loại theo tiêu chuẩn phổ biến nhất mà mọi người đều biết Tiêu chuẩn ASTM E23
Hình ảnh tổng quát của LAB với máy đo độ bền va đập kim loại IT406 Tinius Olsen - USA
P Để hiểu rõ quy trình thử nghiệm va đập, bạn nên tham khảo tiêu chuẩn phổ thông nhất là ASTM E23, ở đây chúng tôi chỉ tóm lược các hình ảnh giản đơn nhất để bạn dễ hình dung.
Chuẩn bị mẫu
Theo tiêu chuẩn ASTM E23 trước khi đưa mẫu vào thử nghiệm va đập, bạn phải gia công mẫu như hình bên dưới ( có nghĩa là mẫu đã được cắt, được gia công như theo tiêu chuẩn ASTM E23 quy định - chứ ko phải để nguyên 1 tấm sắt, hay thanh kim loại thô tại nhà máy mà đập nhe các bạn)
Hình thực tế của mẫu nó sẽ như thế này:
Làm sao để cắt được mẫu như hình này: có 02 cách:
* Cách 1: Bạn có thể dùng máy CNC để thao tác, cái này bạn nào dân chuyên cơ khí sẽ rất rành, chỉ cần cắt đúng ra như bản vẽ trên theo ASTM E23 là ok
* Cách 2: Bạn dùng máy khía mẫu từ 1 đoạn kim loại đã được cắt nhỏ ra như hình bên dưới, để khía rãnh chữ V theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu:
Sau khi có mẫu xong, bạn phải đem nhúng mẫu này vào bể làm lạnh:
Sau khi nhúng mẫu xong, mẫu sẽ được gá vào thiết bị kiểm tra độ bền va đập của Tinius Olsen IT406 để tiến hành va đập
Sự khác nhau giữa phương pháp test Izod và Charpy nằm ở cách gá mẫu khi test như hình bên dưới
Sau khi test xong, máy sẽ ghi nhận được giá trị năng lượng (J) / hay nói cách khác là lực tác động/ độ bền mà thanh kim loại có thể chịu khi bị tác động
Mẫu sau khi testing
Mẫu Chuẩn - Mẫu Calib NIST:
Sau quá trình sử dụng, hoặc lúc ban đầu testing máy, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp mẫu chuẩn uy tín trên thế giới, NIST, link tại đây:https://www.nist.gov/programs-projects/charpy-machine-verification-program
Để mua mẫu chuẩn của họ calib cho máy testing của mình sau quá trình sử dụng
Bạn có thể xem clip toàn bộ quá trình testing thử nghiệm độ bền va đập kim loại tại video ngắn bên dưới
Mọi chi tiết cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật xin quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất:
Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Mobile: 0935.41.06.47
Mobile 2: 0972.36.39.17
Email: thile@testing-material.com
Gmail: kevintst99@gmail.com
Yahoo: tuanthi_2003@yahoo.com
Website: http://testing-material.com/
Blog: http://maykiemtradobenvatlieu-tiniusolsen.blogspot.com
Page Facebook: https://www.facebook.com/M%C3%A1y-Ki%E1%BB%83m-Tra-%C4%90%E1%BB%99-B%E1%BB%81n-V%E1%BA%ADt-Li%E1%BB%87u-Tinius-Olsen-782617391794720/